So với nối cơm điện cơ, nồi cơm áp suất điện tử có tính năng ưu việt hơn. Có thể hầm các loại xương, thịt, thời gian nấu được rút ngắn, rất tiết kiệm điện, cơm dẻo ngon… là vài ưu điểm khiến các bà nội trợ "mê tít" loại nồi này.
Lý do để chọn nồi cơm áp suất điện tử
Đây là loại nồi đang dần thịnh hành trên thị trường, do có nhiều tính năng vượt trội so với nồi cơm điện cơ.
Với nồi cơm điện cơ, chỉ có một vài chức năng nấu, như nấu cháo, súp, hấp chin, hoặc làm bánh gato. Nhưng với nồi cơm áp suất điện tử lại có nhiều chế độ hơn như hẹn giờ, và có đến hàng chục chế độ nấu thức ăn khác nhau, như hầm xương nhanh nhừ, nấu cháo, nấu thịt, cá, nấu các loại gạo, làm bánh…
Theo một số kỹ thuật viên tư vấn, loai nồi cơm áp suất điện tử có chế độ tự động nấu khi được cài đặt sẵn thời gian, rất phù hợp với gia đình bận rộn, giờ giấc sinh hoạt thất thường.
Một ưu điểm khác là nấu cơm bằng nồi cơm áp suất điện tử sẽ bảo quản tối đa nguồn dinh dưỡng, cơm chín đều và mềm ngon, lý do là vì hơi nước trong nồi được sử dụng tối đa, it thoát hơi ra ngoài.
Trong khi đó, nồi cơm điện cơ khi nấu thường thoát hơi nước mạnh, do đó nhà sản xuất phải bố trí bộ phận khay hứng nước đính kèm.
Khi để chế độ hầm xương, loại nồi này nhanh chóng giúp các bà nội trợ giảm thời gian, tiết kiệm điện, bởi chỉ mất khoảng 30 – 40 phút, xương đã được hầm nhừ, giữ nguyên hương vị thơm ngon.
Các bà nội trợ có thể yên tâm không lo hao tốn tiền điện khi hầm bằng loại nồi này, lý do là vì, nhiều hãng sản suất đã áp dụng công nghệ mới nhất, khi nồi đủ lượng nhiệt cần thiết để tạo áp suất trong nồi, rơ le nhiệt sẽ tự động ngắt nguồn điện, vì vậy lượng điện năng sẽ tiêu hao rất ít.
Ngoài ra bạn có thể nấu một số món như nấu chín thịt, cá mà không cần cho nước. Với áp suất cao, nồi sử dụng thành phần nước có trong thịt, cá để làm chin thức ăn, giữ nguyên chất dinh dưỡng.
Hiện nay, loại nồi cơm áp suất điện tử có giá dao động từ hơn 1 triệu đồng đến hơn 10 triệu đồng/chiếc.
Những lưu ý khi nấu bằng nồi cơm áp suất điện tử
Khác với nồi cơm điện cơ, khi nấu cơm bằng loại nồi cơm áp suất điện tử bạn nhớ cho it nước hơn. Lượng nước dùng nấu cơm có thể chỉ bằng 1/3 so với mức nước nấu cơm bằng nồi cơm điện cơ (nếu nấu cùng một lượng gạo )
Không được di chuyển, rung lắc mạnh khi nồi cơm đang hoạt động. Nên đọc kỹ bảng hướng dẫn được các hãng sản xuất đính kèm nồi trước khi sử dụng.
Nên nhớ không được mở nắp nồi khi áp suất trong nồi chưa giảm hết. Có một số hãng hiện cũng đã thiết kế đặc biệt để đảm bảo an toàn khi dùng nồi áp suất điện tử, đó là trong trường hợp nắp nồi không đậy đúng vị trí quy định thì nồi sẽ hoạt động theo cơ chế của một chiếc nồi thông thường, không có áp suất.
Trong trường hợp nếu thức ăn trong nồi đã chin, bạn muốn mở nắp trước khi áp suất giảm hết, có thể dùng chiếc đũa lắc lắc van xả để hơi ra từ từ, khi không còn tiếng hơi xì ra là nắp nồi có thể mở được.
Loại nồi cơm áp suất điện tử cũng có cơ chế giống nồi cao áp khác đó là khi nấu, hơi trong nồi tăng cao. Khi áp suất đến một ngưỡng nhất định thì phải có một bộ phận là van hạ áp, để đảm bảo việc cân bằng áp suất. Do đó, bạn nên kiểm tra van xả trước khi nấu, nhằm đảm bảo van được thông khí.
Có nhiều cách để kiểm tra van, nhưng cách đơn giản nhất là bạn chịu khó thổi một hơi qua van, thấy hơi thông qua phía bên kia của van là được.
Lý do để chọn nồi cơm áp suất điện tử
Đây là loại nồi đang dần thịnh hành trên thị trường, do có nhiều tính năng vượt trội so với nồi cơm điện cơ.
Với nồi cơm điện cơ, chỉ có một vài chức năng nấu, như nấu cháo, súp, hấp chin, hoặc làm bánh gato. Nhưng với nồi cơm áp suất điện tử lại có nhiều chế độ hơn như hẹn giờ, và có đến hàng chục chế độ nấu thức ăn khác nhau, như hầm xương nhanh nhừ, nấu cháo, nấu thịt, cá, nấu các loại gạo, làm bánh…
Theo một số kỹ thuật viên tư vấn, loai nồi cơm áp suất điện tử có chế độ tự động nấu khi được cài đặt sẵn thời gian, rất phù hợp với gia đình bận rộn, giờ giấc sinh hoạt thất thường.
Một ưu điểm khác là nấu cơm bằng nồi cơm áp suất điện tử sẽ bảo quản tối đa nguồn dinh dưỡng, cơm chín đều và mềm ngon, lý do là vì hơi nước trong nồi được sử dụng tối đa, it thoát hơi ra ngoài.
Trong khi đó, nồi cơm điện cơ khi nấu thường thoát hơi nước mạnh, do đó nhà sản xuất phải bố trí bộ phận khay hứng nước đính kèm.
Khi để chế độ hầm xương, loại nồi này nhanh chóng giúp các bà nội trợ giảm thời gian, tiết kiệm điện, bởi chỉ mất khoảng 30 – 40 phút, xương đã được hầm nhừ, giữ nguyên hương vị thơm ngon.
Các bà nội trợ có thể yên tâm không lo hao tốn tiền điện khi hầm bằng loại nồi này, lý do là vì, nhiều hãng sản suất đã áp dụng công nghệ mới nhất, khi nồi đủ lượng nhiệt cần thiết để tạo áp suất trong nồi, rơ le nhiệt sẽ tự động ngắt nguồn điện, vì vậy lượng điện năng sẽ tiêu hao rất ít.
Ngoài ra bạn có thể nấu một số món như nấu chín thịt, cá mà không cần cho nước. Với áp suất cao, nồi sử dụng thành phần nước có trong thịt, cá để làm chin thức ăn, giữ nguyên chất dinh dưỡng.
Hiện nay, loại nồi cơm áp suất điện tử có giá dao động từ hơn 1 triệu đồng đến hơn 10 triệu đồng/chiếc.
Những lưu ý khi nấu bằng nồi cơm áp suất điện tử
Khác với nồi cơm điện cơ, khi nấu cơm bằng loại nồi cơm áp suất điện tử bạn nhớ cho it nước hơn. Lượng nước dùng nấu cơm có thể chỉ bằng 1/3 so với mức nước nấu cơm bằng nồi cơm điện cơ (nếu nấu cùng một lượng gạo )
Không được di chuyển, rung lắc mạnh khi nồi cơm đang hoạt động. Nên đọc kỹ bảng hướng dẫn được các hãng sản xuất đính kèm nồi trước khi sử dụng.
Nên nhớ không được mở nắp nồi khi áp suất trong nồi chưa giảm hết. Có một số hãng hiện cũng đã thiết kế đặc biệt để đảm bảo an toàn khi dùng nồi áp suất điện tử, đó là trong trường hợp nắp nồi không đậy đúng vị trí quy định thì nồi sẽ hoạt động theo cơ chế của một chiếc nồi thông thường, không có áp suất.
Trong trường hợp nếu thức ăn trong nồi đã chin, bạn muốn mở nắp trước khi áp suất giảm hết, có thể dùng chiếc đũa lắc lắc van xả để hơi ra từ từ, khi không còn tiếng hơi xì ra là nắp nồi có thể mở được.
Loại nồi cơm áp suất điện tử cũng có cơ chế giống nồi cao áp khác đó là khi nấu, hơi trong nồi tăng cao. Khi áp suất đến một ngưỡng nhất định thì phải có một bộ phận là van hạ áp, để đảm bảo việc cân bằng áp suất. Do đó, bạn nên kiểm tra van xả trước khi nấu, nhằm đảm bảo van được thông khí.
Có nhiều cách để kiểm tra van, nhưng cách đơn giản nhất là bạn chịu khó thổi một hơi qua van, thấy hơi thông qua phía bên kia của van là được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét