Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Tranh dân gian Đông Hồ - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

 

KHÔNG ĐƠN THUẦN LÀ ĐỂ TRANG TRÍ, TÔ ĐIỂM, LÀM ĐẸP NGÔI NHÀ MÀ TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ CÒN LÀ NHỮNG BÀI HỌC DÀI VỀ ĐẠO LÝ LÀM NGƯỜI. MỖI BỨC TRANH NHƯ MỘT TRANG SÁCH ẢNH MÀ NGƯỜI XƯA GỬI GẮM BIẾT BAO GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, VĂN HÓA, KINH NGHIỆM SỐNG ĐỂ T

 
 
Tranh Canh nông.
Không ai biết chính xác nguồn gốc nghề làm tranh Đông Hồ (xã Song Hồ, Thuận Thành) có từ bao giờ, chỉ biết rằng nghề đã được các thế hệ người dân làng Đông Hồ lưu truyền từ đời này sang đời khác qua nhiều thập kỷ. Giá trị độc đáo, đặc sắc và của tranh dân gian Đông Hồ được thể hiện từ những chất liệu, màu sắc dân gian quen thuộc, gần gũi với thiên nhiên, gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người dân Việt. Đặc biệt, dòng tranh này cũng luôn bám sát các giai đoạn lịch sử dân tộc: Từ Bà Trưng Bà Triệu oai phong xung trận cho đến tranh phụ nữ Việt Nam ba đảm đang, vừa sản xuất vừa chiến đấu hay là những tranh đả kích những biến tướng, nhiễu nhương trong thời kỳ Âu hóa…
 
Với đa dạng mẫu mã, thể loại, chủ đề như: Chúc tụng, sinh hoạt đời thường, trò chơi dân gian, tăng gia sản xuất, chăn nuôi, cày bừa, lễ hội... tranh dân gian Đông Hồ càng xem càng thấy ý nghĩa văn hóa vô tận, chứa đựng những ẩn ý sâu sắc. Nó nhắc nhở, răn dạy đầy đủ, chi tiết về mọi sự đúng sai, phải trái ở đời.
 
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam, 83 tuổi ở làng tranh dân gian Đông Hồ tâm sự: Một bức tranh Đông Hồ không phải chỉ mang một ý nghĩa mà có rất nhiều nghĩa tùy theo trình độ hiểu biết và góc nhìn nhận của người xem. Có thể cùng một bức tranh nhưng người nông dân xem hiểu một cách, trí thức hiểu một cách khác. Ở mỗi độ tuổi với kinh nghiệm sống khác nhau sẽ có phương pháp tiếp cận để cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh theo cách riêng của mình.
 
 
Con cháu gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam (xã Đông Hồ, Thuận Thành) vẫn say mê giữ nghề làm tranh.
 
Đơn cử, cùng một bức tranh Lợn ráy nhưng có người nói là khoáy âm dương thể hiện sự phồn vinh, thịnh vượng và hiểu theo nghĩa triết học. Nhưng người nông dân chúng tôi xưa thì lại nghĩ đó là những hướng dẫn về cách chọn giống và chăm sóc lợn. Tức là, khi mua lợn giống phải chọn những con lợn “đầu lá khoai, tai lá sọ” rồi miệng rộng mõm dài, răng trắng. Còn khoáy ở giữa là thể hiện cho mong ước nuôi lợn mau lớn “chín tháng bằng bò, mười tháng bằng trâu”. Đó là những đúc kết kinh nghiệm qua bao đời của người chăn nuôi.
 
Hay như tranh Gà đàn với người học rộng, hiểu biết sâu thì hiểu theo nghĩa của sự sinh sôi nảy nở, phồn thịnh. Nhưng chúng tôi thì thấy nó biểu trưng cho tình mẫu tử “một mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con không nuôi được một mẹ”. Hoặc có người nhìn vào 10 chú gà con, thấy không con nào giống con nào, mỗi con được vẽ theo một tính cách khác nhau nhưng vẫn luôn quấn quýt, đoàn kết bên nhau thì lại hiểu đó là tình cảm anh em gia đình, gắn bó huyết thống như câu nói “Khôn ngoan đá đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
 
Với tranh Đám cưới chuột cũng mang nhiều ngụ ý. Ở giai đoạn lịch sử nào thì nó lại được hiểu theo nghĩa gắn với thời cuộc đó: Trong xã hội phong kiến thì đó là biểu hiện của sự đấu tranh giai cấp, mèo là cường hào địa chủ còn họ hàng nhà chuột là thân phận của những người nông dân thấp cổ bé họng; trong thời đại mới, có người nghĩ cho rằng những người yếu thế muốn được vui vẻ, yên ổn thì phải biết cống nạp, nịnh nọt kẻ mạnh.
 
Trong khi đó, với một số nhà nghiên cứu về văn hóa Việt Nam nhìn thấy tính cộng sinh và cho rằng đó là biểu hiện của sự dĩ hòa vi quý-một tính cách của người Việt, luôn mong muốn vạn vật có một cuộc sống chung, hòa bình, hạnh phúc. Cũng có người hiểu nghĩa bức tranh là thể hiện tính mưu trí (mưu là mèo, trí là chuột) và nghĩ rằng, dù trong hoàn cảnh khó khăn, phải đối diện với thử thách thì người Việt vẫn luôn biết cách xử trí khôn ngoan, khoan hòa và hợp lý nhất…
 
Bố cục trong mỗi bức tranh cũng khá chặt chẽ, từng chi tiết nhỏ cũng mang ý nghĩa chứ không bao giờ thừa. Như ở Công việc nhà nông - một bức tranh tổng hợp đủ mọi công đoạn của người nông dân: Từ gieo mạ, cấy lúa, thu hoạch, phơi thóc, xay giã gạo, nấu thành cơm cho đến cảnh sống sung túc, thanh bình với bà cháu quây quần, sân nhà, gà lợn, chim chóc bay lượn…
 
Những nghệ nhân Đông Hồ với lối nghĩ và cách thể hiện giản dị của mình đã thể hiện được rất nhiều nội dung, chi tiết khác nhau trên cùng một mặt phẳng. Tất cả các chi tiết đều có mối quan hệ gắn bó khăng khít, chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau và không một chi tiết nào thừa. Vậy nên, vô tình bức tranh đã mang màu sắc đồng hiện, mở ra cả một không gian rộng lớn từ trời cao, đồng rộng cho đến góc sân, mảnh vườn; còn hiện rõ thời gian kéo dài suốt một vụ lúa trong khoảng 4-5 tháng liền. Rõ ràng, bức tranh không đơn thuần miêu tả lại công việc của nhà nông mà còn mang ý nghĩa răn dạy nghề trồng lúa và quan trọng hơn là dạy cho người ta biết yêu quý, trân trọng giá trị của hạt gạo “Ai ơi, bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
 
Dẫn chứng một vài bức tranh dân gian Đông Hồ để thấy ẩn trong mỗi bức tranh là biết bao tầng nghĩa sâu xa về tư tưởng, văn hóa, kinh nghiệm, triết lý sống của người Việt xưa và nay. Đó cũng là yếu tố quan trọng nhất để hiểu tại sao tranh dân gian Đông Hồ - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ có sức sống bền lâu qua hàng trăm thế hệ người dân đất Việt mà còn có sức hút đặc biệt đối với du khách quốc tế.


 

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Carnaval Hạ Long 2013 “Sắc màu Quảng Ninh - Hội tụ và lan toả”

(MYTOUR.VN) - NGÀY 27/4 TỚI ĐÂY TẠI QUẢNG NINH SẼ DIỄN RA CARNAVAL HẠ LONG 2013 VỚI CHỦ ĐỀ “SẮC MÀU QUẢNG NINH - HỘI TỤ VÀ LAN TOẢ”. CHƯƠNG TRÌNH HỨA HẸN SẼ MANG LẠI MỘT LỄ HỘI LUNG LINH SẮC MÀU, NHẰM TÔN VINH VẺ ĐẸP VĂN HÓA HẠ LONG.

Lễ hội Caraval Hạ Long sắp diễn ra đã hứa hẹn cho những ngày diễn ra lễ hội với nhiều sắc màu và ấn tượng với du khách, lễ hội nhằm  đích tôn vinh mụcvăn hóa của những người con đất mỏ. 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết những nét mới của Carnaval năm nay như: Sử dụng hoàn toàn nội lực của tỉnh; địa điểm mới nhằm mở rộng không gian du lịch Hạ Long; phát huy giá trị các dân tộc theo hướng đi sâu khai thác sắc màu văn hoá vùng miền; tổ chức Tuần du lịch Hạ Long với các hoạt động rải rác diễn ra trong tháng 4 trên cơ sở XHH toàn bộ kinh phí.

Chương trình với 3 nội dung: Lễ khai mạc, biểu diễn nghệ thuật và diễu hành Carnaval. Trong đó, lễ hội đường phố gồm 6 xe hoa mô hình, 26 khối diễn thể hiện các tài nguyên du lịch của tỉnh với sự tham gia của gần 5.000 diễn viên trung ương, địa phương, người mẫu, hoa hậu, vũ công. Khán đài được lắp dựng với hơn 10.000 chỗ ngồi. Đến nay, các khâu chuẩn bị đều theo đúng kế hoạch đề ra. 

Giám đốc Sở VH, TT-DL cũng cho biết Carnaval năm nay sẽ có chủ đề “Sắc màu Quảng Ninh-Hội tụ và lan tỏa”, diễn ra vào 20h tối 27-4 tại đường đôi Hoàng Quốc Việt, phường Hùng Thắng (TP Hạ Long). Điểm nhấn của Lễ hội năm nay tiếp tục là màn diễu hành đường phố cùng nhiều tiết mục sôi động, hấp dẫn, hoạt náo, các xe hoa, vũ điệu, trình diễn dân gian của các dân tộc, vùng miền văn hóa Quảng Ninh, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng du khách trực tiếp tham gia. Dự kiến Lễ hội đường phố này là một cuộc đại trình diễn với sự tham gia của trên 5.000 diễn viên, vũ công, người mẫu, đoàn nghệ thuật Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào… thực hiện.


 Lễ hội Carnaval năm nay sẽ tiếp tục khai thác, giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh dưới hình thức diễu hành, biểu diễn nghệ thuật đường phố mang đậm màu sắc địa phương tới các du khách trong nước và quốc tế. Vì vậy, hơn 60 đồng bào dân tộc Dao tại xã Bằng Cả huyện Hoành Bồ được huy động để tham gia vào điệu múa Cầu Mùa (điệu múa dân gian mang những giá trị văn hóa của dân tộc Dao tỉnh Quảng Ninh) cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa trong tập luyện để mang tới lễ hội một tiết mục nghệ thuật đặc sắc thể hiện được nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Dao, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ.


Bên cạnh đó, phần trình diễn Carnaval gồm 6 xe hoa mô hình diễu hành thể hiện các tài nguyên du lịch Quảng Ninh với các chủ đề: Huyền thoại kỳ quan, Sắc màu lễ hội và “đá cháy”, Du lịch biển đảo, Khám phá sắc màu, Yên Tử non thiêng, Hội tụ và lan tỏa.

Năm nay Lễ hội được tổ chức chủ yếu thông qua nguồn lực xã hội hóa, không sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước. Đây là một trong những sự kiện chào mừng 50 năm thành lập tỉnh, ngày hội của nhân dân tỉnh Quảng Ninh nhằm giới thiệu, mời gọi bạn bè, du khách trong nước và quốc tế đến chiêm ngưỡng, khám phá kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long và những di sản văn hóa đa sắc màu của Tỉnh.

Trong thời gian diễn ra Lễ hội, tại các trung tâm du lịch Vân Đồn, Uông Bí, Cô Tô, Móng Cái… đều diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch hưởng ứng Carnaval Hạ Long 2013. Carnaval sẽ diễn ra nhiều hoạt động khác như: Giải thể thao người khuyết tật; lễ hội hoa Anh đào; tết Bun-pi-may cho du học sinh người Lào; lễ đón Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt và kỷ niệm 725 năm Chiến thắng Bạch Đằng; giải đua thuyền chải vượt sông Bạch Đằng; lễ biểu dương, phát động chương trình “Nối vòng tay nhân ái vì người khuyết tật và trẻ mồ côi”; chung kết Người dẫn chương trình hay nhất về Hạ Long; hội chợ thương mại du lịch và ẩm thực; giải bóng chuyền bãi biển tại Tuần Châu.v.v. 


Theo bà Vũ Thị Thu Thủy- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Trưởng ban Tổ chức Chương trình Carnaval Hạ Long 2013 qua 6 năm tổ chức, Carnaval Hạ Long đã trở thành thương hiệu của du lịch Quảng Ninh, có ý nghĩa trong việc truyền bá, quảng bá, khai thác, phát huy những giá trị văn hóa, các danh lam thắng cảnh của Tỉnh. Đồng thời, ban tổ chức đã chuẩn bị các phương án đảm bảo tối đa nhua cầu dịch vụ ăn, nghị và an ninh trật tự. Hiện trên địa bàn có khoảng 13000 phòng nghỉ phục vụ du khách dịp lễ hội. Tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ đã được quán triệt không “chặt chém” du khách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để cùng góp phần tạo ấn tượng tốt cho du khách về một lễ hội đã trở thành “đặc sản” của tỉnh Quảng Ninh.

Ông Long cho biết thêm, để phục vụ du khách trong và người nước về tham dự tuần lễ hội Carnaval Hạ Long 2013, ban tổ chức đã chuẩn bị các phương án đảm bảo tối đa nhu cầu dịch vụ ăn, nghị và an ninh trật tự. Hiện trên địa bàn có khoảng 13000 phòng nghỉ phục vụ du khách dịp lễ hội. Tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ đã được quán triệt không “chặt chém” du khách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để cùng góp phần tạo ấn tượng tốt cho du khách về một lễ hội đã trở thành “đặc sản” của tỉnh Quảng Ninh.

Nhiều hoạt động bên lề hưởng ứng chương trình Carnaval Hạ Long 2013 cũng đã được chuẩn bị chu đáo; Công tác lễ tân hậu cần, trang trí khánh tiết, thông tin truyền thông, an ninh trật tự cũng được các tiểu ban triển khai khẩn trương theo đúng kế hoạch đã định; Công tác in ấn, phát hành giấy mời và phù hiệu phục vụ Carnaval cũng đã được hoàn tất.

Tính đến thời điểm hiện tại, việc xây dựng kịch bản và nội dung của Carnaval Hạ Long 2013 đã cơ bản hoàn thành. Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên VTV1, VTV4 và QTV.

 

Sapa sẵn sàng cho lễ hội trên mây 2013

(MYTOUR.VN) - TẠI TRUNG TÂM THỊ TRẤN SA PA VÀ CÁC XÃ TẢ PHÌN, SAN SẢ HỒ, TẢ VAN… SẼ DIỄN RA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, VĂN NGHỆ, THỂ THAO, TRONG KHUÔN KHỔ LỄ HỘI TRÊN MÂY SA PA NĂM 2013. TỪ NGÀY 26/4 ĐẾN 5/5/2013. SAPA ĐÃ SẴN SÀNG CHO LỄ HỘI NĂM NAY.

Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn: Triển lãm ảnh nghệ thuật "Sắc màu Sa Pa"; Ngày hội văn hóa dân gian tại khu du lịch Hàm Rồng; Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát; Lễ hội cấp sắc của người Dao đỏ; Hội thi khèn, sáo Mông; Tái hiện "Chợ tình Sa Pa"; Tour "Một ngày làm nông dân Sa Pa"... Lễ hội sẽ khai mạc vào tối 27-4 tại trung tâm thị trấn Sa Pa. Được biết, lễ hội năm 2012, Sa Pa thu hút khoảng 12.000 du khách, một con số kỷ lục từ trước tới nay. 


Theo dự kiến, các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội trên mây Sa Pa năm 2013, gồm có: Khai mạc Lễ hội trên mây năm 2013 vào lúc 19 giờ 30 phút, ngày 27/4/2013 tại sân Quần thị trấn Sa Pa. Phần hội với chương trình nghệ thuật “Ngày hội vùng cao”; Chương trình triển lãm ảnh nghệ thuật, trưng bày những bức ảnh thổ cẩm các dân tộc huyện Sa Pa tại nhà trưng bày Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai tại Sa Pa và trưng bày ảnh “Sắc màu Sa Pa”, tại sân Quần. Công viên Vạn Hoa (khu vực Đài sen – Thư Bác) sẽ là nơi trưng bày hoa, cây cảnh đặc hữu của Sa Pa. 

 Từ 9 giờ đến 12 giờ ngày 28/4/2013, tại thôn Cát Cát, xã San Sả Hồ tổ chức Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát với các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc của dân tộc Mông như: Mời bạn đóng làm cô dâu, chú rể người Mông; xay ngô làm mèn mén, làm bánh dày, tổ chức các trò chơi dân gian; trình diễn nghề thủ công truyền thống của dân tộc Mông như rèn, đúc nông cụ, chạm khắc bạc, se lanh, dệt vải, nhuộm chàm, vẽ hoa văn sáp ong trên vải lanh, nghề đan thồ, bện hài…


Chợ tình Sa Pa được tổ chức từ 17 giờ 30 phút đến 19 giờ 30 phút và 21 giờ 30 phút đến 23 giờ 30 phút ngày 27/4/2013, trên các tuyến phố Thác Bạc, Cầu Mây, Hàm Rồng, Xuân Viên, thị trấn Sa Pa, với các nghi thức hát giao duyên của người Dao đỏ, cảnh kéo vợ của người Mông.

Lễ hội “Một ngày làm nông dân” được tổ chức từ 8 giờ 30 phút ngày 27/4/2013 tại xã Tả Phìn, ở đây du khách có thể tham gia các hoạt động sản xuất với người dân; tham quan một số mô hình Homestay, tour đi rừng lấy lá thuốc, học cách sử dụng thảo dược, chuẩn bị bữa ăn truyền thống và thưởng thức ẩm thực dân tộc; tham quan và học cách làm thổ cẩm, thêu hoa theo quy trình truyền thống của người Dao đỏ; khám phá ngôi nhà và phong tục truyền thống dân tộc Dao…

Từ 9 giờ đến 16 giờ ngày 27/4/2013, tại xã Tả Van sẽ diễn ra Lễ cấp sắc của người Dao đỏ. Đây là nghi lễ mang tính giáo dục cao, thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong cấp sắc, luôn được người Dao giữ gìn và phát huy nét văn hóa đặc sắc, góp phần làm giàu đẹp hơn văn hóa các dân tộc huyện Sa Pa.

 

Trong khuôn khổ Lễ hội trên mây Sa Pa năm 2012 còn có các hoạt động như: Giải quần vợt Cúp Phan Xi Păng mở rộng lần thứ VI; Hội chợ Du lịch thương mại du lịch Sa Pa. Nét mới trong Lễ hội trên mây Sa Pa năm 2013 là sẽ có Hội thi khèn, sáo và trang phục các dân tộc huyện Sa Pa vào lúc 20 giờ, ngày 28/4 tại sân Quần, thị trấn Sa Pa.

Từ 9 giờ 30 phút ngày 30/4 đến hết ngày 1/5/2013, tại Khu du lịch Hàm Rồng sẽ diễn ra Ngày hội văn hóa dân gian với các nội dung như: Văn nghệ dân gian, với các tiết mục đặc sắc của 5 dân tộc anh em Mông, Dao, Tày, Dáy, Xa Phó; tổ chức các trò chơi dân gian: dựng cây đu, cây nêu; trưng bầy các sản phẩm trang sức, một số dụng cụ sản xuất, nhạc cụ đặc sắc; tổ chức thi đấu các môn thể thao dân tộc…

 

Tính đến thời điểm này (25/4), công tác chuẩn bị cho các hoạt động văn hóa, lễ hội, thương mại và thể thao đang diễn ra hết sức tích cực, khẩn trương. Ông Lê Mạnh Hảo, Trưởng phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Sa Pa cho biết: Phòng đã cử tất cả các cán bộ tới các địa điểm tổ chức ở thị trấn và các xã để kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị cho lễ hội. Hoa, cây cảnh, ảnh thổ cẩm, ảnh nghệ thuật… đều đã được chuẩn bị hoàn tất, tất cả đã sẵn sàng. Quan sát tại trung tâm thị trấn Sa Pa chúng tôi thấy, mặc dù trời nắng, nhưng không khí khá dễ chịu, đường phố đã được quét dọn sạch sẽ, với nhiều hoa, cây cảnh, băng rôn chào mừng, tuyên truyền về ngày lễ... Lực lượng cảnh sát giao thông, trật tự đô thị liên tục tuần tra, tuyên truyền, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Lễ hội sẽ cuốn hút nhiều du khách đến với lễ hội và được coi như là điểm du lịch hấp dẫn trong năm 2013. Bạn sẽ được trải nghiệm qua những điều hay, điều thú vị của Sapa, được bước vào không gian của Sapa hấp dẫn và hiểu hơn đời sống của người dân nơi đây.

 

Bí quyết chọn mua loa máy tính

 

Trong số các linh kiện máy tính, loa thường là thành phần ít được chú trọng khi mua máy bởi lẽ hầu hết người dùng đều mua loa máy tính để “nghe cho có” chứ chưa thật sự quan tâm đến vấn đề chọn bộ loa máy tính cho phù hợp. Thậm chí nhiều người mua cho mình một dàn máy tính “high-end” để xem phim, chơi game… nhưng lại chi một khoản rất nhỏ cho loa. Tuy nhiên trên thực tế, loa có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng máy tính không kém gì card màn hình – thành phần rất được quan tâm khi mua máy tính.

Tuy nhiên, bạn sẽ bị choáng ngợp trước một rừng loa các loại, từ loại đẹp đến “chưa đẹp lắm”, từ tầm trung đến cao cấp, từ loại “rẻ như bèo” đến loại “đắt thấy kinh”. Vậy làm sao để chọn mua loa thật ưng ý? Bài viết này sẽ giúp bạn chọn loa phù hợp với nhu cầu, vừa túi tiền và nhất là có chất lượng tốt.

Quy tắc chung khi chọn loa:
Thông thường khi tìm mua loa máy tính, người ta thường quan niệm “tiền nào của đó”, loa mắc tiền chắc chắn tốt hơn loa rẻ tiền và càng “hầm hố” càng tốt. Thực tế không phải vậy, loa mắc tiền chưa chắc đã hơn được loa rẻ hơn về chất âm; lấy ví dụ dàn loa Logitech Z-5500 có giá 420 USD lại có chất âm kém hơn Logitech Z-5400 giá 380 USD dù cả hai đều được sản xuất từ cùng một hãng nổi tiếng, cùng là loa 5.1 và cùng hỗ trợ các chuẩn âm thanh vòm cao cấp. Vậy những quy tắc chung nào cần để chọn mua loa? Đó là dàn loa định mua phải phù hợp với nhu cầu, được máy tính hỗ trợ tốt và hợp với túi tiền.


Nếu bạn dùng loa để học, voice chat là chính, ít khi nào xem phim hay chơi game thì việc đầu tư cho một dàn loa 5.1 cao cấp là quá xa xỉ, thậm chí phí tiền. Còn nếu bạn là người hay xem phim, chơi game, biên tập video… nhưng lại chọn một dàn loa 2.1 thông thường thì sẽ không hưởng trọn được kho giải trí cao cấp của mình. Hay nếu bạn mua một dàn loa 7.1 cao cấp nhưng soundcard chỉ hỗ trợ loa 5.1 thì hóa ra lãng phí.

Nếu bạn dành chút thời gian tham khảo các bài đánh giá trong các tạp chí và trên Internet, hẳn bạn cũng nhận thấy không có dàn loa nào được đánh giá tốt mọi mặt, vì thế tiêu chí quan trọng nhất là phải chọn loa phù hợp với nhu cầu của mình và luôn luôn nghe thử trước khi đưa ra quyết định.

Nếu để xem phim hoặc chơi game, bạn phải chọn loại loa 5.1 trở lên và đặt xung quanh vị trí ngồi xem một cách hợp lý (xem hình) để đạt hiệu ứng âm thanh vòm (surround). Những loa loại này thuộc vào hàng cao cấp có giá khá cao nhưng lại rất đáng “đồng tiền bát gạo”, nhất là khi bạn nghiền phim hoặc game. Bạn có thể nghe rõ mồn một tiếng xe đuổi phía sau, tiếng máy bay trên đầu, tiếng khói lửa vây quanh mình hay tiếng súng đạn ngay bên tai. Nếu kết hợp với một màn hình rộng thì sẽ đạt hiệu quả điện ảnh như rạp hát. Tất nhiên để có được điều này thì game và phim cũng phải hỗ trợ âm thanh vòm ( thường là chuẩn Dolby Digital, THX, DTS hay EAX). Đặc biệt nếu để chơi game, bạn cần chọn loa có subwoofer lớn một chút để có âm trầm hay nhất nhờ tiết diện loa rộng. Một vài loa tiêu biểu loại này là Logitech Z-5400, Creative Inspire T7700, T7900...



Một vài chú ý khi mua loa:
Nên chuẩn bị sẵn một đĩa nhạc Audio có đủ âm trầm, âm trung và âm cao (có thể tự ghi hoặc mua) để nghe thử. Không nên chọn các bản nhạc MP3 vì không đủ chi tiết âm. Một số cửa hàng bán loa có sẵn đĩa thử cho người mua. Bạn không nên nghe thử các loại loa trong thời gian dài vì tai rất dễ bị “loãng” âm, nghe không chính xác.
Một số loại loa âm thanh vòm chỉ có đường vào stereo (2 kênh) nhưng giả lập thành surround để phát nên chất lượng rất thấp, vì vậy bạn cần nhớ chọn loại có 2 đường xuất đối với loa 4.1 và 3 đường đối với loa 5.1 để xuẩt từ soundcard ra loa.
Không nên chú ý nhiều đến các thông số ghi trên loa vì nó thường không ảnh hưởng đến chất lượng của loa. Bạn chỉ cần quan tâm đến chỉ số RMS (Root Mean Square-công suất thực) để chọn loại loa có công suất phù hợp với căn phòng của bạn. Nên chọn loa của những hãng danh tiếng như Creative, Altec Lansing, Bose, Logitech… để đảm bảo có chất lượng âm thanh tốt và chỉ số chính xác nhất (một số hãng ghi công suất loa lớn hơn công suất thực để đánh lừa những ai quá quan tâm tới các chỉ số của loa).

 

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Cách chọn nồi cơm điện tốt chỉ 1 triệu đồng

 

Cuộc sống hiện đại đã khiến nồi cơm điện trở thành một vận dụng không thế thiếu đối với hầu hết gia đình Việt. Tuy nhiên trong một thị trường rộng lớn, với nhiều thương hiệu khác nhau từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… đã khiến người tiêu dùng khó lựa chọn được những sản phẩm ưng ý. Đặc biệt là với những mặt hàngnồi cơm điện có mức giá mềm dưới 1 triệu đồng.



Vì vậy, với những thông tin cơ bản dễ nhớ về cách lựa chọn sản phẩm, cũng như bảo quản hàng ngày sẽ giúp người tiêu dùng giữ được sản phẩm luôn bền đẹp và tuổi thọ cao.
Tư vấn của các nhà cung cấp cho thấy, nguyên tắc đầu tiên để người tiêu dùng chọn được sản phẩm chất lượng là nên chọn những thương hiệu có uy tín. Bởi những sản phẩm này thường được nhà sản xuất cam kết về chất lượng, cũng như dịch vụ sau bán hàng. Đặc biệt, không nên chọn những loại nồi cơm quá rẻ, nhãn hiệu và xuất xứ không rõ ràng. Nguyên nhân là do những sản phẩm này thường có tuổi thọ rất thấp, lớp sơn chống dính cũng không được tốt…

Theo tìm hiểu thị trường cho thấy, tất cả những sản phẩm có giá dưới 1 triệu đồng đều là nồi cơm điện cơ, chỉ có 2 chức năng nấu chính cơm và giữ ấm thông thường “Cook – Warm” và hoạt động trên nguyên lý cơ học có rơ le nhiệt tự ngắt khi cơm đủ nhiệt độ để nấu chín và ủ nóng. Loại sản phẩm này phù hợp với những gia đình kinh tế vừa phải và chỉ có nhu cầu nấu cơm thông thường.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm đảm bảo về chất lượng và đã có uy tín trong nhiều năm, người tiêu dùng có thể lựa chọn đó là Sharp, Panasonic, Hitachi, Saiko… Đó là những chiếc nồi cơm điện giá rẻ chỉ từ hơn 600 nghìn đồng - gần 1 triệu đồng/chiếc. 
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy là trên thị trường hiện nay vẫn có nhiều trường hợp hàng giả, hàng nhái. Vì vậy, để tránh mua những sản phẩm này người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm có đầy đủ tem bảo hành, tem nhãn phụ ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, nơi sản xuất…

Khi tìm được thương hiệu uy tín thì một việc mà người tiêu dùng cần để ý khi mua nồi cơm điện là, nhu cầu sử dụng như dung tích của nồi phụ thuộc vào số người trong từng hộ gia đình. Ví dụ: Đối với những gia đình chỉ có 1 – 3 người, thì nên chọn những loại nồi có công suất 500W, tương đương dung tích là 1,2 lít; còn đối với những gia đình có nhiều người hơn từ 5- 6 người trở lên thì có thể mua nồi có dung lượng 1,8 lít…
Khi mua được một chiếc nồi ưng ý và phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình rồi thì việc sử dụng, bảo quản cũng là một khâu khá quan trọng. Bởi nếu không sử dụng đúng cách thì tuổi thọ của sản phẩm sẽ nhanh chóng giảm sút.


Điều đầu tiên mà người tiêu dùng cần chú ý là nên hạn chế vo gạo trực tiếp trong nồi, vì nếu làm như vậy nó có thể làm xước lớp chống dính bên trong, hoặc sơ ý va chạm làm méo nồi. Khi đó, khả năng tiếp xúc giữa xoong với mâm phát nhiệt không tốt, dẫn đến tình trạng cơm chín không đều hoặc dễ bị cháy khét.
Cùng với đó, trước khi cho nồi vào nấu, cần chú ý lau khô nước xung quanh bên ngoài nồi để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng khi cấp nhiệt trong quá trình nồi cơm điện hoạt động. Sau đó, khi đặt xoong nồi nên xoay một vòng qua trái hoặc phải để rơ le tiếp xúc đều với đáy xoong, khi đó cơm nấu sẽ không bị sượng.


Về bảo quản, nên để nồi cơm ở những nơi thông thoáng, khô ráo và trên những bề mặt bằng phẳng. Không sử dụng chung phích cắm với những đồ gia dụng khác vì điện áp có thể tăng giảm thất thường dẫn đến việc chập cháy thiết bị.
Sau khi sử dụng nên rửa sạch (tránh việc không dùng đồ cọ nồi để đánh) và dùng khăn mềm để lau chùi vỏ nồi, tránh để nước rớt vào mâm điện. Tuyệt đối không nên dùng những vật cứng để tẩy rửa nồi vì dễ làm trầy xước lớp chống dính bên trong.