Do người dùng điện thoại smartphone, máy tính bảng ngày càng phố biến nên thị trường pin dự phòng cũng đang nở nộ phát triển.
Tính tiện ích của pin dự phòng là có thể dùng để sạc cho điện thoại, máy tính bảng ở bất cứ đâu, đặc biệt là những nơi ngoài công sở, văn phòng, đi trên tàu xe, đi công tác, du lịch… một cách cơ động khi điện thoại hết pin mà không phải phụ thuộc vào vị trí đó có ổ cắm điện hay không để dùng sạc điện thoại thông thường.
Trên thực tế, đặc điểm các sản phẩm smartphone hay máy tính bảng là đều được thiết kế với màn hình cảm ứng kích thước lớn, có khả năng hỗ trợ các tính năng đa phương tiện, cài đặt nhiều ứng dụng cho nhu cầu công việc và giải trí. Vì thế, nếu sử dụng liên tục để nghe nhạc, lướt web, chơi game, xem phim… mức tiêu hao năng lượng của điện thoại hay máy tính bảng sẽ rất nhanh.
Người tiêu dùng các sản phẩm thông minh trên nhiều lúc đã phải “khóc dở” khi điện thoại hết pin trong khi đang có nhu cầu cần thiết sử dụng nhưng không mang theo sạc pin, hoặc có mang theo thì cũng không có chỗ cắm. “Hết pin” là nỗi lo chung của người dùng smartphone hiện nay và luôn phải nghĩ cách để giảm sự ngốn pin như giảm độ sáng của màn hình, tắt những tính năng ngốn điện như wifi, 3G.
Nắm bắt được nhu cầu trên, nhiều đại lý bán điện thoại, phụ kiện đã nhanh chóng và đua nhau nhập pin dự phòng về cung ứng ra thị trường. Hiện có hàng chục các loại mẫu mã, chủng loại pin dự phòng với nhiều mức giá khác nhau.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại hiện nay, phần lớn người sử dụng nhiều khi chưa nắm được tính năng và cấu tạo của pin dự phòng, lại “tham” hàng giá rẻ, nên thường mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc và không có thương hiệu, vì chỉ nghĩ “pin sạc dự phòng nên cũng chẳng quan trọng”.
Nhưng, sử dụng pin dự phòng kém chất lượng cho điện thoại smartphone hay máy tính bảng thì… hại nhiều hơn lợi.
Hiện, bên cạnh các sản phẩm chính hãng, có thương hiệu toàn cầu như Mili Power (pin sạc dự phòng Mili Power thương hiệu Mỹ, được Apple chỉ định là nhà sản xuất pin dự phòng cho iPhone, iPad, iPod), Sony, Universal …, trên thị trường còn trôi nổi rất nhiều các sản phẩm pin dự phòng có xuất xứ từ Trung Quốc, không có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng, với giá bán rất rẻ chỉ trên dưới 200 nghìn đồng lại đang được tiêu thụ mạnh.
Đơn cử các sản phẩm như RIPA, SYT, Power Bank MP, hay Mobile Power, MAH… Đây thường là các hãng Trung Quốc với “thương hiệu vô danh”, nên người ta không chú trọng tới thương hiệu, chất lượng, mục tiêu chính là lợi nhuận. Vì thế, các sản phẩm thường được thiết kế xấu, dung lượng “khủng” và một số sp thì nhái mẫu mã các Pin thương hiệu như Mili.
Ngoài ra, thông dụng hơn một chút ở thị trường Việt Nam thì có Yoobao, Scud Battery, tuy nhiên, các sản phẩm này cũng đều không được kiểm duyệt ở Việt Nam và không nhập về qua đường chính nghạch.
Với những pin dự phòng giá rất rẻ, không rõ nguồn gốc và không có thương hiệu, kém chất lượng, thường nguồn điện ra vào không ổn định. Ví dụ như nguồn điện đầu vào của iPhone 4 là 5V, tuy nhiên, với các loại pin kém chất lượng, nguồn đầu vào được kích lên 7 – 8V, khiến cho pin điện thoại rất nhanh bị chai.
Thứ hai, thông số dung lượng ghi trên bề mặt sản phẩm của các dòng pin dự phòngkhông chính hãng thường không đúng với dung lượng thực tế của pin. Như nhiều loại pin ghi dung lượng đạt 1.400 mAh nhưng chỉ sạc trên dưới một tiếng là đầy, trong khi, với các sản phẩm chính hãng, dung lượng trên phải sạc 4 tiếng mới đầy pin.
Nhiều loại được các nhà sản xuất “không tên tuổi” kích lên 4.000 – 5.000 mAh, thậm chí 8.000 mAh. Với dung lượng này sẽ sạc đầy pin cho iPhone 4 được từ 2 – 3, và 5 lần, nhưng thực tế, chỉ sạc được 1 – 2 lần là điện trong pin dự phòng hết nhẵn.
Tính tiện ích của pin dự phòng là có thể dùng để sạc cho điện thoại, máy tính bảng ở bất cứ đâu, đặc biệt là những nơi ngoài công sở, văn phòng, đi trên tàu xe, đi công tác, du lịch… một cách cơ động khi điện thoại hết pin mà không phải phụ thuộc vào vị trí đó có ổ cắm điện hay không để dùng sạc điện thoại thông thường.
Trên thực tế, đặc điểm các sản phẩm smartphone hay máy tính bảng là đều được thiết kế với màn hình cảm ứng kích thước lớn, có khả năng hỗ trợ các tính năng đa phương tiện, cài đặt nhiều ứng dụng cho nhu cầu công việc và giải trí. Vì thế, nếu sử dụng liên tục để nghe nhạc, lướt web, chơi game, xem phim… mức tiêu hao năng lượng của điện thoại hay máy tính bảng sẽ rất nhanh.
Người tiêu dùng các sản phẩm thông minh trên nhiều lúc đã phải “khóc dở” khi điện thoại hết pin trong khi đang có nhu cầu cần thiết sử dụng nhưng không mang theo sạc pin, hoặc có mang theo thì cũng không có chỗ cắm. “Hết pin” là nỗi lo chung của người dùng smartphone hiện nay và luôn phải nghĩ cách để giảm sự ngốn pin như giảm độ sáng của màn hình, tắt những tính năng ngốn điện như wifi, 3G.
Nắm bắt được nhu cầu trên, nhiều đại lý bán điện thoại, phụ kiện đã nhanh chóng và đua nhau nhập pin dự phòng về cung ứng ra thị trường. Hiện có hàng chục các loại mẫu mã, chủng loại pin dự phòng với nhiều mức giá khác nhau.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại hiện nay, phần lớn người sử dụng nhiều khi chưa nắm được tính năng và cấu tạo của pin dự phòng, lại “tham” hàng giá rẻ, nên thường mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc và không có thương hiệu, vì chỉ nghĩ “pin sạc dự phòng nên cũng chẳng quan trọng”.
Nhưng, sử dụng pin dự phòng kém chất lượng cho điện thoại smartphone hay máy tính bảng thì… hại nhiều hơn lợi.
Hiện, bên cạnh các sản phẩm chính hãng, có thương hiệu toàn cầu như Mili Power (pin sạc dự phòng Mili Power thương hiệu Mỹ, được Apple chỉ định là nhà sản xuất pin dự phòng cho iPhone, iPad, iPod), Sony, Universal …, trên thị trường còn trôi nổi rất nhiều các sản phẩm pin dự phòng có xuất xứ từ Trung Quốc, không có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng, với giá bán rất rẻ chỉ trên dưới 200 nghìn đồng lại đang được tiêu thụ mạnh.
Đơn cử các sản phẩm như RIPA, SYT, Power Bank MP, hay Mobile Power, MAH… Đây thường là các hãng Trung Quốc với “thương hiệu vô danh”, nên người ta không chú trọng tới thương hiệu, chất lượng, mục tiêu chính là lợi nhuận. Vì thế, các sản phẩm thường được thiết kế xấu, dung lượng “khủng” và một số sp thì nhái mẫu mã các Pin thương hiệu như Mili.
Ngoài ra, thông dụng hơn một chút ở thị trường Việt Nam thì có Yoobao, Scud Battery, tuy nhiên, các sản phẩm này cũng đều không được kiểm duyệt ở Việt Nam và không nhập về qua đường chính nghạch.
Với những pin dự phòng giá rất rẻ, không rõ nguồn gốc và không có thương hiệu, kém chất lượng, thường nguồn điện ra vào không ổn định. Ví dụ như nguồn điện đầu vào của iPhone 4 là 5V, tuy nhiên, với các loại pin kém chất lượng, nguồn đầu vào được kích lên 7 – 8V, khiến cho pin điện thoại rất nhanh bị chai.
Thứ hai, thông số dung lượng ghi trên bề mặt sản phẩm của các dòng pin dự phòngkhông chính hãng thường không đúng với dung lượng thực tế của pin. Như nhiều loại pin ghi dung lượng đạt 1.400 mAh nhưng chỉ sạc trên dưới một tiếng là đầy, trong khi, với các sản phẩm chính hãng, dung lượng trên phải sạc 4 tiếng mới đầy pin.
Nhiều loại được các nhà sản xuất “không tên tuổi” kích lên 4.000 – 5.000 mAh, thậm chí 8.000 mAh. Với dung lượng này sẽ sạc đầy pin cho iPhone 4 được từ 2 – 3, và 5 lần, nhưng thực tế, chỉ sạc được 1 – 2 lần là điện trong pin dự phòng hết nhẵn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét